Bác sỹ Liêm kính mến!
21 tuổi cháu đã có hai mối tình. Mối tình đầu tiên đã mang lại cho cháu những cảm giác ê chề về thể xác. Mối tình thứ hai lại làm cháu hao tổn về tinh thần.
Năm 19 tuổi, cháu bắt đầu yêu. Hai đứa đều là mối tình đầu, đều là sinh viên nghèo lên thành phố học với ước mơ đổi đời. Chúng cháu đã gặp nhau ở cùng nơi làm thêm, cùng hiểu và yêu nhau sau những khoảng thời gian lao động vất vả. Hai đứa đều ý thức là phải bù đắp cho nhau, phải “song kiếm hợp bích” trong mọi công việc.
Cháu cũng chẳng gây khó khăn cho người yêu khi chúng cháu đã xác định “hai là một” và nhất định sẽ đi đến hôn nhân. Nhưng thời gian hạnh phúc không kéo dài được lâu khi nhu cầu làm chuyện ấy của anh ngày càng lớn. Từ việc tự nguyện dâng hiến, cháu bắt đầu thấy mệt mỏi khi ngày nào cũng phải chiều theo yêu cầu của anh. Công việc làm thêm và học hành của anh bị ảnh hưởng vì anh thú nhận: “Trong đầu anh lúc nào cũng nghĩ đến việc được làm chuyện ấy với em!”. Cháu đã phân tích, khuyên nhủ anh với ước mong là mọi thứ được trở lại bình thường nhưng không được. Lúc đó cháu đã nghĩ nếu tình hình cứ theo hướng này thì tương lai của cả cháu và anh đều mù mịt. Cháu đã phải nói lời chia tay sau khoảng thời gian chúng cháu làm chuyện ấy được đúng 4 tháng. Cháu không muốn tiếp tục làm nô lệ tình dục cho người yêu của mình. Cháu ân hận vì đã đồng ý để anh làm chuyện ấy quá sớm.
Nỗi đau tình đầu nhanh chóng qua đi vì cháu nhanh chóng lấy lại cân bằng. Rồi tình yêu mới đến với cháu. Một người hơn cháu 4 tuổi. Anh chăm chút cháu từng li từng tí. Cháu cảm nhận được tình yêu anh dành cho cháu. Anh đã về quê ra mắt bố mẹ cháu. Cả nhà cháu rất hài lòng. Cháu đến nhà anh thường xuyên vào mỗi cuối tuần. Cả gia đình anh nghiễm nhiên coi cháu như con dâu tương lai. Cháu không chê anh bất cứ điểm gì, ngoại trừ việc anh không muốn làm “chuyện ấy” cho dù cháu đã nhiều lần “bật đèn xanh”. Lúc đầu cháu tự an ủi mình: Chắc là anh muốn giữ gìn cho cháu, nhưng rồi cháu sinh nghi khi mỗi lần âu yếm nhau, cháu cố tình đụng chạm vào anh nhưng chẳng thấy anh “phản ứng” gì. Cháu cứ suy nghĩ mãi trước khi hỏi anh trực tiếp vì sợ anh nghĩ cháu là người thích làm chuyện ấy.
Rồi cái gì đến cũng phải đến. Chúng cháu đã có buổi trò chuyện thẳng thắn về chuyện ấy. Anh khẳng định rằng anh yêu cháu, muốn cháu làm vợ anh nhưng anh không muốn làm chuyện ấy với cháu. Anh nói rằng anh đã tìm hiểu và biết được rằng nhờ bác sỹ can thiệp chúng cháu vẫn có thể có con với nhau mà không cần làm chuyện ấy. Anh chỉ có hứng thú làm chuyện ấy với đàn ông, không phải với cháu. Nghe anh nói mà cháu như chết lặng. Cả tháng nay cháu không gặp anh, không nghe điện thoại của anh.
Nhiều đêm nằm cháu không ngủ được. Tại sao cháu phải chịu nhiều trắc trở thế này, trong khi bạn bè cháu đều may mắn trong tình duyên?
Cháu cám ơn bác sỹ!
T.H
Anh muốn cháu làm vợ anh nhưng anh không muốn làm chuyện ấy với cháu (Ảnh minh họa)
Hiện tượng tâm lý “bên lề”
T.H thân,
Thông thường, tình yêu và tình dục có ở một người biết yêu và sống tình dục; biết cho và biết nhận hai loại ấy. Và một cặp đôi có thể tiến tới vợ chồng trong tương lai nếu tình yêu và tình dục hướng đến việc biết sống chung và có kế hoạch, tức là thêm yếu tố giáo dục, trình độ nhận thức và hiểu biết xã hội.
Cháu là người có tình cảm thường đấy. Nói như thế cũng không có nghĩa là hai anh bạn của cháu bất thường về tâm lý. Họ không có bệnh, nhưng hành vi của họ được tâm lý lâm sàng gọi là “bên lề”.
Loại tâm lý lâm sàng này là bức tường ngăn giữa tình yêu và tình dục, tức là có cái này thì không thích (làm) cái kia cùng với một người. Nam hay nữ “bên lề” cũng vậy. Có khi bức tường này thấy rõ ngay ban đầu, có khi sau khi lập gia đình có con cái thì bức tường ấy mới từ từ được dựng lên. Nguyên do thường là người ta tìm ra tuổi thơ hay tuổi trẻ của mình, qua những ký ức với gia đình (ba, mẹ…), hoặc đã từng bị xâm hại tình dục lúc bé rồi nên quên trong tiềm thức… Nhưng đây chỉ là những giả thuyết tâm lý mà thôi. Cũng có những người bình thường tự xây bức tường ấy vì quan niệm tình yêu là đẹp như mơ còn tình dục là dơ bẩn. Có người đàn ông liên tưởng tình dục đến kinh nguyệt của phụ nữ hoặc sợ có con thì sẽ hết được vợ yêu vì vợ chuyển tình yêu sang con. Do đó mới có tâm lý sợ làm chuyện ấy như là (sẽ) làm với “một người mẹ của mình” nên có người (cần) ngoại tình để bảo vệ tình yêu đang sống. Phía nữ cũng có vậy, nhưng kín đáo hơn.
Có khi không phải là một bức tường chắc chắn thì cũng là một tấm kiếng trong. Tức là làm chuyện ấy với một người mà xem người ấy như đồ vật có da có thịt – gọi là đồ chơi có tình dục (sex toy). Tột đỉnh của hành vi “bên lề” này là tiến đến hành vi dâm dục: Bất kể đối tác thích hay không thích… mà tiềm thức mình luôn tin rằng đối tác cũng thích (như mình) nhưng không dám thú thật. Cái tệ nhất ở đời là nói một đằng, làm một nẻo: Miệng thì nói yêu đương lãng mạn như thơ văn, còn cơ thể thì dâm dục rẻ tiền! Cháu cũng cần phải biết thêm là có loại “nghiện sex”. Nhưng đó là một chuyện khác, không phải chuyện của cháu.
Chúc cháu sống hạnh phúc, sáng suốt và đừng nghĩ là mình không biết “giúp” bạn…
21 tuổi cháu đã có hai mối tình. Mối tình đầu tiên đã mang lại cho cháu những cảm giác ê chề về thể xác. Mối tình thứ hai lại làm cháu hao tổn về tinh thần.
Năm 19 tuổi, cháu bắt đầu yêu. Hai đứa đều là mối tình đầu, đều là sinh viên nghèo lên thành phố học với ước mơ đổi đời. Chúng cháu đã gặp nhau ở cùng nơi làm thêm, cùng hiểu và yêu nhau sau những khoảng thời gian lao động vất vả. Hai đứa đều ý thức là phải bù đắp cho nhau, phải “song kiếm hợp bích” trong mọi công việc.
Cháu cũng chẳng gây khó khăn cho người yêu khi chúng cháu đã xác định “hai là một” và nhất định sẽ đi đến hôn nhân. Nhưng thời gian hạnh phúc không kéo dài được lâu khi nhu cầu làm chuyện ấy của anh ngày càng lớn. Từ việc tự nguyện dâng hiến, cháu bắt đầu thấy mệt mỏi khi ngày nào cũng phải chiều theo yêu cầu của anh. Công việc làm thêm và học hành của anh bị ảnh hưởng vì anh thú nhận: “Trong đầu anh lúc nào cũng nghĩ đến việc được làm chuyện ấy với em!”. Cháu đã phân tích, khuyên nhủ anh với ước mong là mọi thứ được trở lại bình thường nhưng không được. Lúc đó cháu đã nghĩ nếu tình hình cứ theo hướng này thì tương lai của cả cháu và anh đều mù mịt. Cháu đã phải nói lời chia tay sau khoảng thời gian chúng cháu làm chuyện ấy được đúng 4 tháng. Cháu không muốn tiếp tục làm nô lệ tình dục cho người yêu của mình. Cháu ân hận vì đã đồng ý để anh làm chuyện ấy quá sớm.
Nỗi đau tình đầu nhanh chóng qua đi vì cháu nhanh chóng lấy lại cân bằng. Rồi tình yêu mới đến với cháu. Một người hơn cháu 4 tuổi. Anh chăm chút cháu từng li từng tí. Cháu cảm nhận được tình yêu anh dành cho cháu. Anh đã về quê ra mắt bố mẹ cháu. Cả nhà cháu rất hài lòng. Cháu đến nhà anh thường xuyên vào mỗi cuối tuần. Cả gia đình anh nghiễm nhiên coi cháu như con dâu tương lai. Cháu không chê anh bất cứ điểm gì, ngoại trừ việc anh không muốn làm “chuyện ấy” cho dù cháu đã nhiều lần “bật đèn xanh”. Lúc đầu cháu tự an ủi mình: Chắc là anh muốn giữ gìn cho cháu, nhưng rồi cháu sinh nghi khi mỗi lần âu yếm nhau, cháu cố tình đụng chạm vào anh nhưng chẳng thấy anh “phản ứng” gì. Cháu cứ suy nghĩ mãi trước khi hỏi anh trực tiếp vì sợ anh nghĩ cháu là người thích làm chuyện ấy.
Rồi cái gì đến cũng phải đến. Chúng cháu đã có buổi trò chuyện thẳng thắn về chuyện ấy. Anh khẳng định rằng anh yêu cháu, muốn cháu làm vợ anh nhưng anh không muốn làm chuyện ấy với cháu. Anh nói rằng anh đã tìm hiểu và biết được rằng nhờ bác sỹ can thiệp chúng cháu vẫn có thể có con với nhau mà không cần làm chuyện ấy. Anh chỉ có hứng thú làm chuyện ấy với đàn ông, không phải với cháu. Nghe anh nói mà cháu như chết lặng. Cả tháng nay cháu không gặp anh, không nghe điện thoại của anh.
Nhiều đêm nằm cháu không ngủ được. Tại sao cháu phải chịu nhiều trắc trở thế này, trong khi bạn bè cháu đều may mắn trong tình duyên?
Cháu cám ơn bác sỹ!
T.H
Anh muốn cháu làm vợ anh nhưng anh không muốn làm chuyện ấy với cháu (Ảnh minh họa)
Hiện tượng tâm lý “bên lề”
T.H thân,
Thông thường, tình yêu và tình dục có ở một người biết yêu và sống tình dục; biết cho và biết nhận hai loại ấy. Và một cặp đôi có thể tiến tới vợ chồng trong tương lai nếu tình yêu và tình dục hướng đến việc biết sống chung và có kế hoạch, tức là thêm yếu tố giáo dục, trình độ nhận thức và hiểu biết xã hội.
Cháu là người có tình cảm thường đấy. Nói như thế cũng không có nghĩa là hai anh bạn của cháu bất thường về tâm lý. Họ không có bệnh, nhưng hành vi của họ được tâm lý lâm sàng gọi là “bên lề”.
Loại tâm lý lâm sàng này là bức tường ngăn giữa tình yêu và tình dục, tức là có cái này thì không thích (làm) cái kia cùng với một người. Nam hay nữ “bên lề” cũng vậy. Có khi bức tường này thấy rõ ngay ban đầu, có khi sau khi lập gia đình có con cái thì bức tường ấy mới từ từ được dựng lên. Nguyên do thường là người ta tìm ra tuổi thơ hay tuổi trẻ của mình, qua những ký ức với gia đình (ba, mẹ…), hoặc đã từng bị xâm hại tình dục lúc bé rồi nên quên trong tiềm thức… Nhưng đây chỉ là những giả thuyết tâm lý mà thôi. Cũng có những người bình thường tự xây bức tường ấy vì quan niệm tình yêu là đẹp như mơ còn tình dục là dơ bẩn. Có người đàn ông liên tưởng tình dục đến kinh nguyệt của phụ nữ hoặc sợ có con thì sẽ hết được vợ yêu vì vợ chuyển tình yêu sang con. Do đó mới có tâm lý sợ làm chuyện ấy như là (sẽ) làm với “một người mẹ của mình” nên có người (cần) ngoại tình để bảo vệ tình yêu đang sống. Phía nữ cũng có vậy, nhưng kín đáo hơn.
Có khi không phải là một bức tường chắc chắn thì cũng là một tấm kiếng trong. Tức là làm chuyện ấy với một người mà xem người ấy như đồ vật có da có thịt – gọi là đồ chơi có tình dục (sex toy). Tột đỉnh của hành vi “bên lề” này là tiến đến hành vi dâm dục: Bất kể đối tác thích hay không thích… mà tiềm thức mình luôn tin rằng đối tác cũng thích (như mình) nhưng không dám thú thật. Cái tệ nhất ở đời là nói một đằng, làm một nẻo: Miệng thì nói yêu đương lãng mạn như thơ văn, còn cơ thể thì dâm dục rẻ tiền! Cháu cũng cần phải biết thêm là có loại “nghiện sex”. Nhưng đó là một chuyện khác, không phải chuyện của cháu.
Chúc cháu sống hạnh phúc, sáng suốt và đừng nghĩ là mình không biết “giúp” bạn…